Em xin tự giới thiệu, em tên là Lý Minh Nhật. Em sẽ tự định danh mình là một người làm nghiên cứu và hoạt động xã hội tự do. Đây là LinkedIn của em. Em cũng có tham vấn anh Phạm Trường Sơn của nhóm SNPO vài lần, anh ấy cũng có thể cho trung tâm góc nhìn của anh về em. Sau khi tìm hiểu kỹ về website và các hoạt động của trung tâm, em có một số vấn đề muốn được trao đổi và mong nhận được sự tham vấn từ trung tâm.
Đầu tiên, em hiện đang hỗ trợ một người bạn, và bạn đang làm quản lý tiềm năng cho một công ty bảo hiểm. Như có ghi trong câu hỏi chi tiết trên nhóm Facebook "Xóa Rào cản - Vẽ Tương lai", em thấy việc bán bảo hiểm là lợi thế của NKT, không chỉ là bán hàng qua điện thoại. Nên em muốn được tham vấn trung tâm về các khó khăn của NKT khi làm đại lý, cũng như làm sao để công ty thấy được việc tuyển đại lý NKT nói riêng và xây dựng các chương trình hoà nhập cho NKT nói chung là đem lại lợi ích cho công ty.
Tiếp theo, em muốn được hiểu thêm về mức độ sử dụng D.Map, và làm sao để nó được sử dụng rộng rãi hơn. Hiện tại em đang xây dựng một kho địa điểm để chọn nơi gặp mặt trực tiếp. Ưu điểm của nó là được lưu trữ ở định dạng đơn giản và ở trên máy người dùng, nên bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể tái sử dụng nó với dữ liệu và cấu trúc được cá nhân hoá. Em muốn biết xem tiềm năng của nó với NKT có thể là gì.
Em muốn có được thêm các hiểu biết sâu về NKT nói chung và DRD nói riêng. Ví dụ như sự khác biệt của DRD với các hội NKT khác là gì? Nghị định 80 có ảnh hưởng gì đến trung tâm hay không? Em có đọc qua một số bài báo được liệt kê trong trang của cô Võ Thị Hoàng Yến nhưng không thấy thu nạp được nhiều lắm.
Cuối cùng, hiện nay em có mở các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình cho nhu cầu công việc. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin, em cũng sẵn sàng làm tình nguyện trong các công việc liên quan đến chủ đề này, như đào tạo kỹ năng, xây dựng hệ thống thông tin, v.v.
Có vẻ vẫn tập trung vào người cho xe lăn
Khác biệt với các hội khuyết tật khác là gì?
Lý do dẫn đến khuyết tật là gì? Tỉ lệ bao nhiêu?
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều có khoản chi trả khi người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn.
Có lý do gì mà chỉ có một mình FWD là có đóng góp dụng cụ cho NKT không?
https://www.drdvietnam.org/vi/dong-gop/dung-cu-ho-tro.html
Người khuyết tật đi bán bảo hiểm thì có vấn đề gì không?
Lấy bảo hiểm nhân thọ làm ví dụ. Ý tưởng cơ bản của nó là nếu mình gặp tai nạn dẫn tới thương tật vĩnh viễn, hoặc bị ung thư, hoặc chết thì mình và người thân của mình sẽ được trả một số tiền lớn. Em thấy đây là một loại dịch vụ có ích cho con người. Đứng ở góc nhìn cho NKT một công việc tốt và thúc đẩy sự đa dạng thì em thấy không có lý do gì để NKT không nên đi bán bảo hiểm. Chưa kể, chính sự khuyết tật của họ cũng trở thành lợi thế, khi khách hàng tiềm năng thấy được hệ quả của rủi ro rõ ràng và sinh động hơn, từ đó thấy việc mua cần thiết hơn. Nếu họ không muốn chạy doanh số thì họ có thể làm cộng tác viên cũng được. Em nghĩ các tổ chức hỗ trợ NKT cũng có thể dùng việc bán bảo hiểm để gây quỹ.
Nhưng liệu điều này có vấn đề đạo đức nào không? Sản phẩm bảo hiểm được tạo ra với giả định rằng khuyết tất là điều thiệt thòi, và việc đi bán bảo hiểm là đang củng cố cái giả định đó. Việc ủng hộ sản phẩm bảo hiểm có dẫn đến việc xem rằng NKT là không bình thường hơn không? Việc dùng sự khuyết tật của mình để tăng khả năng mua có phải là đang khơi gợi cảm giác thương hại ở khách hàng hay không? Em coi sơ qua trang Ableism
trên Wikipedia thì không thấy giải thích về việc này.
Hay mình có thể xem là miễn đó là công việc đem lại thu nhập và sự độc lập tài chính cho họ thì kể cả là tận dụng lòng thương hại thì lợi ích cũng vẫn lớn hơn? Một dạng lùi một bước để tiến ba bước?
https://en.wikipedia.org/wiki/Ableism
Người khuyết tật không cảm thấy mặc cảm khi
khơi gợi việc suy nghĩ về sự cần thiết phải có biện pháp phòng ngừa
Về vấn đề tiếp xúc khách hàng thì đơn giản
Xóa Rào cản - Vẽ Tương lai | # Người khuyết tật đi bán bảo hiểm thì có vấn đề gì không | Facebook